Đa ngôn hại thần khẩu


Thưở xưa tại kinh đô Ba La Nại có một người hai chân đau bại, nhưng có tài búng sạn thật giỏi. Những trẻ nhỏ trong thành thường đẩy xe chở anh ra ngoài cửa thành để anh ngồi dưới cội cây bảo anh lấy sạn búng lá cây thành hình thú nầy, thú nọ chơi, rồi cho anh tiền.

Ngày nọ đức Vua ngự trong vườn thượng uyển đi ngang qua chỗ ấy, những đứa trẻ kinh sợ bỏ chạy, chỉ còn anh què ở lại.

Đức vua trông thấy bừa bãi dưới đất những lá cây lủng, lá có hình thú rất ngộ mới phán hỏi quan hầu cận. Quan ấy biết rõ mới tâu qua mọi lẽ.

Đức vua cho đòi anh què đến hầu rồi phán:

Này gã kia! Trẫm có một vị quân sư có tật ham nói, khi trẫm muốn nói điều chi thì quân sư cướp lời nói hết không nói gì được. Người có phương kế chi làm cho ông không nói nhiều được không?

Anh què đáp:

Tâu Hoàng Thượng! nếu có vài cân phẩn dê, hạ thần có phương thế làm được.

Đức vua truyền đem anh què về triều để anh ngồi một bên ngài (sau một tấm màn có khoét một lỗ) và để gần anh một cân phẩn dê khô. Đoạn ngài truyền hội trào bàn luận việc quốc gia.

Vị quân sư quen tật cướp cả lời nói của mọi người, nhưng lần này khi ông hả miệng nói thì bị anh què, do theo lỗ rèm búng một viên phân dê khô vào miệng. Ham nói quá ông vội nuốt viên phân dê để kịp nói nữa mà không cần biết mùi vị lạ gì!

Đến chừng đức vua trông thấy anh què búng hết cân phẩn dê. Ngài mới bảo quân sư:

Này quân sư: vì tật ham nói nên khanh đã nuốt hết cân phẩn dê khô mà vẫn chưa biết, dạ dày của khanh không thể tiêu hóa được cân phẩn dê ấy. Vậy khanh nên về uống thuốc xổ đi.

Quân sư cả thẹn ra về và từ ấy không còn nói nhiều nữa.

Đức vua mới phán:

Nhờ người bại này mà lỗ tai trẫm đỡ bực. Rồi ngài ban cho anh què thâu thuế bốn làng, được ước độ mười muôn dân số.

Một vị đại thần thấy thế lấy làm hoan hỷ mới tâu rằng:

Tâu Đại Vương, trong đời này dù nghề nào cũng trọng, người đời cũng cần phải học. Coi như nghề búng sạn của anh bại ấy mà cũng được đại vương trọng thưởng.

Rồi vị đại thần ấy nói một câu kệ rằng:

“Tất cả nghề lương thiện làm cho ta được kết quả tốt mà áp dụng cho phải thời, phải chỗ, dù nghề mọn đến đâu cũng đem sự an vui no đủ đến cho chúng ta. Ngược lại áp dụng sái thời, nó sẽ đem đến muôn điều cực khổ.”

Xem thêm:

Đa ngôn hại thần khẩu

Đa ngôn hại thần khẩu


Thưở xưa tại kinh đô Ba La Nại có một người hai chân đau bại, nhưng có tài búng sạn thật giỏi. Những trẻ nhỏ trong thành thường đẩy xe chở anh ra ngoài cửa thành để anh ngồi dưới cội cây bảo anh lấy sạn búng lá cây thành hình thú nầy, thú nọ chơi, rồi cho anh tiền.

Ngày nọ đức Vua ngự trong vườn thượng uyển đi ngang qua chỗ ấy, những đứa trẻ kinh sợ bỏ chạy, chỉ còn anh què ở lại.

Đức vua trông thấy bừa bãi dưới đất những lá cây lủng, lá có hình thú rất ngộ mới phán hỏi quan hầu cận. Quan ấy biết rõ mới tâu qua mọi lẽ.

Đức vua cho đòi anh què đến hầu rồi phán:

Này gã kia! Trẫm có một vị quân sư có tật ham nói, khi trẫm muốn nói điều chi thì quân sư cướp lời nói hết không nói gì được. Người có phương kế chi làm cho ông không nói nhiều được không?

Anh què đáp:

Tâu Hoàng Thượng! nếu có vài cân phẩn dê, hạ thần có phương thế làm được.

Đức vua truyền đem anh què về triều để anh ngồi một bên ngài (sau một tấm màn có khoét một lỗ) và để gần anh một cân phẩn dê khô. Đoạn ngài truyền hội trào bàn luận việc quốc gia.

Vị quân sư quen tật cướp cả lời nói của mọi người, nhưng lần này khi ông hả miệng nói thì bị anh què, do theo lỗ rèm búng một viên phân dê khô vào miệng. Ham nói quá ông vội nuốt viên phân dê để kịp nói nữa mà không cần biết mùi vị lạ gì!

Đến chừng đức vua trông thấy anh què búng hết cân phẩn dê. Ngài mới bảo quân sư:

Này quân sư: vì tật ham nói nên khanh đã nuốt hết cân phẩn dê khô mà vẫn chưa biết, dạ dày của khanh không thể tiêu hóa được cân phẩn dê ấy. Vậy khanh nên về uống thuốc xổ đi.

Quân sư cả thẹn ra về và từ ấy không còn nói nhiều nữa.

Đức vua mới phán:

Nhờ người bại này mà lỗ tai trẫm đỡ bực. Rồi ngài ban cho anh què thâu thuế bốn làng, được ước độ mười muôn dân số.

Một vị đại thần thấy thế lấy làm hoan hỷ mới tâu rằng:

Tâu Đại Vương, trong đời này dù nghề nào cũng trọng, người đời cũng cần phải học. Coi như nghề búng sạn của anh bại ấy mà cũng được đại vương trọng thưởng.

Rồi vị đại thần ấy nói một câu kệ rằng:

“Tất cả nghề lương thiện làm cho ta được kết quả tốt mà áp dụng cho phải thời, phải chỗ, dù nghề mọn đến đâu cũng đem sự an vui no đủ đến cho chúng ta. Ngược lại áp dụng sái thời, nó sẽ đem đến muôn điều cực khổ.”

Xem thêm:

Đọc thêm..